“Bí kíp” bảo quản an toàn khí gas, phòng ngừa nguy cơ cháy nổ cho hộ gia đình. Đọc ngay kẻo lỡ!
Khí gas rất được ưa chuộng trong các hộ gia đình bởi tiết kiệm chi phí, không gây ô nhiễm môi trường mà lại rất tiện lợi. Tuy nhiên, do một số tính chất trong khí gas mà chúng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của mọi người, khi bắt lửa cháy. Phần lớn người dân chưa được phổ biến về kiến thức về các biện pháp bảo quản, sử dụng khí gas mà chỉ biết mua về sử dụng, vì thế, nguy cơ tiềm ẩn cũng rất cao.
» Xem thêm: “Bí kíp” sống sót khi cháy nổ tại các công trình dạng ống. Bạn phải đọc để đảm bảo an toàn cho bản thân nhé!
Để phòng ngừa nguy cơ cháy nổ khí gas ở các hộ gia đình, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp an toàn khi bảo quản, sử dụng khí gas, cùng học hỏi nhé!
1.Nhãn mác, xuất xứ phải đảm bảo
Chỉ nên sử dụng những bình gas rõ ràng về xuất xứ, có nhãn mác, niêm phong chính hãng được in bằng công nghệ laser nền các hoa văn sắc nét, không nhoè, không bị nhăn. Tuyệt đối không được sử dụng những bình gas quá hạn hoặc rỉ sét do ăn mòn kim loại, van khóa rơ lỏng.
2.Kiểm tra định kỳ
Mỗi hộ gia đình phải kiểm tra định kỳ bếp, bình gas 6 tháng- 1 năm/ lần. Khoảng 2 – 3 năm thay thế ống dẫn gas và 5 năm đối với van điều áp.
3.Cách đặt bình gas đúng
-Đặt bình ở tư thế đứng, không để nằm, không dự trữ bình gas trong nhà
-Bình gas đặt thấp hơn bếp
-Để tránh xa bếp và vị trí các nguồn nhiệt tối thiểu 1,5m
-Phải được đặt trong không gian thoáng khí để tránh tai nạn bất ngờ khi rò rỉ gas
-Đặt cách tường hoặc các vật chắn khác ít nhất 15 – 20 cm và xa các vật liệu cháy nổ
4.Khi ngửi thấy mùi gas
-Nhanh chóng khóa van ở đầu bình gas. Kiểm tra ngay vòi dẫn khí gas, các khớp nối bằng xà phòng
-Tuyệt đối không được phát sinh tia lửa như bật công tắc đèn, cầu dao điện, khởi động xe máy, gọi điện thoại di động, hút thuốc lá, tắt các nguồn nhiệt ở khu vực xung quanh
-Mở hết cửa ra cho thông gió
5.Không dùng lửa để kiểm tra
-Tuyệt đối ngăn cấm việc dùng lửa để kiểm tra bình gas cũng như không kiểm tra bình gas khi có các thiết bị sinh ra tia lửa ở gần đó như bật lửa, diêm, ổ cắm điện, hút thuốc, khỏi động xe máy… vì dễ làm gas bắt lửa, gây cháy
-Nếu muốn mồi lửa để kiểm tra phải dùng bật lửa chuyên dụng, bật trước rồi mới vặn gas sau.
6.Tắt gas
Hãy luôn ghi nhớ việc tắt (khóa van bình) gas ngay sau khi sử dụng xong để tránh tình trạng rò rỉ.
7.Không được che đậy những vật bắt lửa gần bếp
-Tuyệt đối không được đậy, che chắn hoặc để chất liệu dễ bắt lửa như giấy, vải, nhựa… gần khu vực bếp gas.
-Thường xuyên vệ sinh dầu mỡ chung quanh bếp nấu để tránh lâu ngày đóng bám và gây bắt lửa.
8.Gọi hỗ trợ
-Khi chỉnh sửa bếp, thay bình gas, dây dẫn, van, kẹp… phải liên hệ với các đại lý và nhà phân phối gas để được hỗ trợ.
-Tuyệt đối không được sang chiết ga từ bình lớn sang bình nhỏ, cũng không sử dụng các bình ga nhỏ đã qua sang chiết nhiều lần tại các cơ sở không uy tín.
9.Khi xảy ra tình huống ngoài ý muốn
Hãy gọi 114 nếu có tình huống cháy nổ ngoài ý muốn mà bạn không thể tự xử lý được bằng các phương tiện chữa cháy tại nhà.
Trả lời