Nỗi sợ độ cao và các biện pháp mà bạn cần biết để khắc phục.
Nhìn chung có khoảng 5% dân số toàn thế giới mắc chứng sợ độ cao. Dù rằng hầu như ai cũng đã từng trải qua một mức độ lo lắng nào đó khi nghĩ dến việc bị rơi xuống, nhưng với một số người thì điều đó khiến họ thấy sợ hãi.
Nếu bạn đang trong mình chứng bệnh đáng sợ này, hãy xem ngay bài viết này. Bài viết này sẽ nói rõ về chứng bệnh này và đưa ra cho bạn những cách thức để có thể vượt qua được nỗi sợ hãi đó.
Hiểu và đối mặt nỗi sợ
1.Nguyên nhân sợ hãi
Khi nghĩ đến một độ cao nhất định, bạn có thể bị tăng nhịp tim, huyết áp, và vã mồ hôi. Nếu vậy, bạn cần được điều trì đặc biệt thay vì chữa trị như các chứng rối loạn lo âu thông thường khác. Bạn có thể phấn đấu để tự mình đối mặt với nỗi sợ hãi; nếu không được, có lẽ bạn cần phải được trị liệu hoặc dùng thuốc.
2.Khi sợ hãi có thể gây ra tổn thương nào không?
Nếu nỗi sợ độ cao không quá lớn, bạn có thể xem xét xác suất để nhận định vấn đề tốt hơn. Bởi vì phần lớn những thứ gây sợ độ cao (những tòa nhà chọc trời, máy bay, tàu lượn siêu tốc) đều rất an toàn.
3.Thư giãn
Các hoạt động thư giãn (yoga, thiền…) có thể giúp giảm thiểu mức tác động của sợ hãi lên cuộc sống hằng ngày của bạn. Tập luyện thường xuyên, ngủ nhiều và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý là những cách tuyệt vời để điều hòa các quá trình sinh lý có liên quan đến ám ảnh hay lo lắng.
4.Từ bỏ thói quen uống cafe
Cafein có thể là một trong những nhân tố gây lo lắng gây nên các chứng liên quan đến sợ độ cao.
5.Tập quen dần với nỗi sợ hãi
Cố gắng luyện tập để bản thân dần quen với độ cao và từ từ dấn thân tới những tầm cao mới. Nếu có thể, hãy nhờ bạn bè cùng đồng hành để hỗ trợ trong quá trình này.
Trị liệu
1.Tìm chuyên gia trị liệu phù hợp
Bạn có thể tự chọn các phương pháp trị liệu phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, cần xem cét các yếu tố sau trước khi chọn chuyên gia:
– Chứng chỉ và bằng cấp của chuyên gia
– Kinh nghiệm
– Phương pháp điều trị
2.Gặp chuyên gia để thảo luận về nỗi sợ độ cao
Khi đã tìm được chuyên gia phù hợp, hãy sắp xếp lịch hẹn để tiến hành điều trị. Hãy thành thật trả lời các câu hỏi mà chuyên gia đưa ra, bạn càng đưa nhiều thông tin thì họ sẽ càng có nhiều căn cứ để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
3.Học cách kiểm soát nỗi sợ
Bạn sẽ được chuyên gia chỉ cách có thể đương đầu với những suy nghĩ của bản thân, từ đó khống chế và kiểm soát được cảm xúc, dần dần chấp nhận nỗi sợ hãi.
4.Điều trị dần dần
Chuyên gia sẽ dần dần tăng tần suất tiếp xúc của bệnh nhân với nỗi sợ, nhằm giúp bệnh nhân có được một khả năng chịu đựng nhất định.
Chữa trị bằng thuốc
1.Tìm bác sĩ tâm thần kê đơn thuốc
Mặc dù chữa trị bằng thuốc sẽ không trị khỏi tận gốc nỗi sợ độ cao, nhưng thuốc ó thể giúp bạn giảm sự hoảng loạn và giúp bạn thư giãn. Vì thế, cần tìm một bác sĩ tâm thần học có chuyên môn và kinh nghiệm để kê đơn.
2.Trò chuyện cởi mở với bác sĩ
Mô tả các triệu chứng rõ ràng và chi tiết để bác sĩ có thể đưa ra biện pháp sử dụng thuốc điều trị thích hợp.
3.Nghiên cứu các loại thuốc
Bạn có thể tìm các loại thuốc thích hợp với tình trạng của mình và xin tư vấn từ bác sĩ. Có thể kể đến một số loại như: thuốc chống trầm cảm SSRI hay SNRI, benzodiazepine,…
Tránh lời đồn có hại
1.Đừng có gắng quá sức mình
Người ta thường khuyên ai đó đối mặt với sợ hãi bằng cách làm những việc khiến họ “chết khiếp”. Điều này thật ra không có tác dụng gì, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn.
2.Đừng chịu đựng
Nếu sự sợ hãi không thể khiến bạn làm việc, thư giãn, hay làm những gì mình thích; đừng chịu đựng đơn thuần. Hãy gặp bác sĩ, các chuyên gia tư vấn để tìm phương pháp điều trị thích hợp.
Lời khuyên
– Thử sử dụng ván nhảy ở bể bơi, thử các mức từ thấp lên cao dần.
– Tham gia vào cộng đồng để chia sẻ và tìm giải pháp điều trị.
– Cố gắng thư giãn.
– Thực hiện các hành động tại nhà để buộc phải làm quen với độ cao: leo cây với người theo dõi, trèo thang dây có chuẩn bị sẵn đệm…
– Nghĩ rằng bạn đang đứng trên mặt đất thay vì đứng ở trên cao.
» Xem thêm: Mùa hè là để đi tắm biển. Nhưng nếu bị chuột rút hoặc bị sứa đốt, bạn sẽ làm gì?
Trả lời