“Bật mí” “bí kíp” chẩn đoán ngón chân bị gãy và điều trị gãy xương nhẹ.
Ngón chân bao gồm các xương nhỏ (gọi là đốt ngón), dễ gãy khi bị chấn thương. Đa số các ngón chân gãy được gọi là bị gãy “áp lực” hoặc “nứt xương”, nghĩa là những vết rạn xuất hiện trên bề mặt và không trầm trọng đến mức trật khỏi vị trí hoặc rách da.
» Xem thêm: Chống lại cơn đau khi bị kẹt ngón tay vào khe cửa, bạn có biết “thủ thuật” này chưa?
Để xác định vết thương bên ngoài có phải bị tổn thương xương bên trong hay không, chúng ta cần phải biết cách chẩn đoán để từ đó tạo được phác đồ điều trị. Ở bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn phương pháp chẩn đoán và chữa lành ngón chân bị gãy ở mức độ nhẹ nhé!
Chẩn đoán
1.Gặp bác sĩ
Nếu bị đau ngón chân đột ngột sau một chấn thương nào đó và không đỡ sau vài ngày, bạn nên hẹn gặp bác sĩ gia đình, hoặc đến phòng cấp cứu ở bệnh viện địa phương, hoặc đến trung tâm cấp cứu có dịch vụ chụp X-quang khi thấy các triệu chứng nghiêm trọng.
Các triệu chứng phổ biến nhất khi gãy ngón chân là đau, sưng, cứng và thường bầm tím do chảy máu trong. Đi lại khó khăn, còn chạy hoặc nhảy thì hầu như không thể vì đau dữ dội.
2.Đến gặp chuyên gia
Rạn xương, xương vỡ nhỏ và đụng giập không được coi là tình trạng y khoa nghiêm trọng, nhưng ngón chân bị nghiến mạnh hoặc gãy hở và sai vị trí thường phải can thiệp bằng phẫu thuật, nhất là vết thương ở ngón chân cái. Chuyên gia y khoa như bác sĩ xương khớp hoặc bác sĩ vật lý trị liệu (chuyên gia cơ và xương) có thể đánh giá chính xác hơn về mức độ nghiêm trọng của tình trạng gãy xương và đưa ra cách điều trị thích hợp.
3.Hiểu về kiểu gãy xương và cách điều trị thích hợp nhất
Nhớ yêu cầu bác sĩ giải thích rõ ràng về việc chẩn đoán (gồm cả kiểu gãy xương) và các lựa chọn trong điều trị, vì rạn xương đơn giản thông thường có thể điều trị tại nhà, nhưng ngón chân bị giập nát, cong gập hoặc biến dạng thường là dấu hiệu của kiểu gãy xương nghiêm trọng hơn và tốt nhất cần được chuyên gia chữa trị.
Điều trị gãy xương do áp lực và không bị sai khớp (dạng nhẹ)
1.Sử dụng phác đồ điều trị R.I.C.E.
Phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho các chấn thương cơ xương (bao gồm gãy xương do áp lực) được viết tắt với các chữ tiếng Anh là R.I.C.E, tức là rest – nghỉ ngơi, ice – nước đá, compression – băng ép và elevation – nâng cao.
2.Uống thuốc không kê toa
Bác sĩ có thể cho bạn uống các loại thuốc kháng viêm ibuprofen, naproxen, aspirin, hoặc các loại thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen để giúp chống sưng viêm và giảm đau do chấn thương ở ngón chân.
3.Băng hỗ trợ cho ngón chân
Băng ngón chân bị thương vào ngón chân lành bên cạnh để chống đỡ và cũng để giúp nắn lại nếu nó bị cong vẹo. Dùng cồn lau kỹ các ngón chân và bàn chân, sau đó dùng băng dính y tế chắc, tốt nhất là loại không thấm nước để không bị vào nước khi tắm. Vài ngày thay băng dính một lần trong thời gian vài tuần.
4.Đi giày dép thoải mái trong bốn đến sáu tuần
Ngay khi bị thương, đổi sang giày dép thoải mái để có đủ chỗ cho ngón chân bị sưng và băng nẹp. Chọn giày đế cứng, vững vàng và chắc chắn thay vì các kiểu thời trang. Tránh giày cao gót trong ít nhất vài tháng, vì chúng sẽ dồn trọng lượng cơ thể về phía trước và rất chật chội cho các ngón chân của bạn.
» Xem thêm: Chứng sưng tấy và những “bí kíp” điều trị mà bạn CẦN phải biết.
Trả lời