5 bước cần nhớ khi muốn gọi điện báo hỏa hoạn cho lực lượng chữa cháy
Thuyền phao bơm hơi cao cấp Seahawk (2 người) - TPS01
Thông thường, không phải lúc nào bạn cũng thấy hỏa hoạn để báo cáo cho các cơ quan phòng cháy chữa cháy (PCCC) nên chắc chắn sẽ không có kinh nghiệm. Trong các trường hợp khẩn cấp, bạn cần liên hệ với lực lượng cứu hỏa đến ứng cứu thì bạn cần phải làm gì?
» Xem thêm: Cứu người thoát hiểm khỏi chiếc xe đang cháy, cần phải làm gì?
Hãy nhớ ngay những bước dưới đây để hoàn thành nghĩa vụ của mình và cũng là cứu giúp những người chẳng may gặp phải tai nạn hỏa hoạn nhé!
1. Cảnh báo cho mọi người xung quanh
Khi bạn thấy khói bay mù mịt, nghi ngờ có cháy, hãy báo ngay cho tất cả người dân gần đó để kịp thời sơ tán cũng như kịp thời cứu giúp những người trong nhà đang cháy trước khi quá muộn.
2. Gọi điện thoại
Bước tiếp theo, khi biết chắc chắn là xảy ra cháy, hãy gọi điện thoại ngay cho lực lượng cứu hỏa. Nếu không có điện thoại, hãy nhờ những người xung quanh gọi giúp, càng nhanh càng tốt nhé!
Báo cáo rõ ràng về tình hình xảy ra
Mặt nạ thoát hiểm phòng chống khói khí độc siêu bền, siêu an toàn - ES004
Những thông tin mà bạn cần báo cáo lại cho lực lượng PCCC là:
– Có hỏa hoạn
– Nơi có hỏa hoạn
– Kích thước của đám cháy
– Báo cáo mức độ khói (nếu bạn có ở trong nhà đang cháy) và số lượng cửa sổ, ban công có thể thoát (nếu bạn đang đứng ở ngoài)
– Xung quanh khu vực đang cháy có gì (cây cối, hồ nước, nhà máy, nhà dân…)
– Kiến trúc tòa nhà
– Đường vào bên trong khu vực cháy (đường hẻm bao nhiêu, đường lớn có đông hay không…)
Khi ấy, bạn cũng cần gọi cho cơ sở y tế để yêu cầu cứu hộ, bạn cũng phải báo cáo cho họ tình trạng của nạn nhân, bao nhiêu người bị thương, tình trạng vết thương, mức độ bỏng…
3. Trong thời gian chờ đợi
Sau khi báo cáo và đợi lực lượng PCCC đến, hãy đi xem xét những người cần chăm sóc y tế, giúp được mới giúp, không giúp được thì cố gắng trấn an nạn nhân.
4. Khi lực lượng cứu hộ y tế đến
Bạn cần thông báo những gì mà nạn nhân trải qua: khi nào thì nạn nhân bắt đầu ngất, có những dấu hiệu gì khác (co giật, nôn…) để nhân viên kịp thời cứu chữa. Hãy thực hiện theo những yêu cầu của nhân viên nhờ bạn, những việc không làm được thì không được can thiệp.
5. Sau khi đã chữa cháy xong
Chắc chắn bạn (người gọi điện thoại) sẽ được đưa đến cơ quan để báo cáo lại tình hình tất cả những gì diễn ra, lấy lời khai…, bạn cứ bình tĩnh trả lời những gì bạn biết, càng chi tiết càng tốt.
» Xem thêm: “Bí kíp” thoát hiểm khỏi đám cháy khi bị mắc kẹt trên tầng cao.
Trả lời