Hỗ trợ việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng do sự cố môi trường
Sự cố môi trường xảy ra tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới việc làm của gần 263.000 lao động. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề xuất chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm để người dân có điều kiện làm việc, ổn định cuộc sống.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp
Sự cố môi trường xảy ra tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, nguồn lợi hải sản của 104 xã thuộc 21 huyện ven biển. Trong đó, Hà Tĩnh có khoảng 42.000 lao động bị tác động trực tiếp và khoảng 40.000 lao động bị ảnh hưởng; Quảng Bình có khoảng 15.000 lao động bị tác động trực tiếp và khoảng 60.000 lao động bị tác động gián tiếp; tại Quảng Trị bao gồm 7.000 lao động bị tác động trực tiếp và 31.000 lao động bị ảnh hưởng; và Thừa Thiên Huế có khoảng 31.000 lao động bị tác động trực tiếp, 37.000 lao động bị ảnh hưởng gián tiếp.
Trước tình hình trên, Sở LĐTBXH các tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để người dân có điều kiện làm việc, ổn định cuộc sống. Trong đó, các giải pháp tổng thể chú trọng dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ xuất khẩu lao động.
Bộ LĐTBXH triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ sinh kế cho ngư dân.
♠ Bạn đang cần Tìm Việc Làm hoặc Tìm Việc Nhanh để trang trải cho cuộc sống? Truy cập ngay website Mạng Việc Làm để có được những tin tức tuyển dụng được cập nhật thường xuyên!
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp cho biết: “Mong muốn của chúng tôi là không phải chuyển đổi toàn bộ số lao động này sang nghề khác, bởi những người dân ở vùng biển phải sống được nguồn lợi từ biển, sinh kế từ biển. Có thể trong thời gian trước mắt, trong một vài năm làm công việc tương tự tại vùng biển khác sau đó sẽ quay trở lại”. Vì vậy, giải pháp cấp thiết nhất là hỗ trợ khôi phục sản xuất cho ngư dân và các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản, làm muối. Các biện pháp hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho các tàu khai thác hải sản và các hộ gia đình bị thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản, làm muối. Ngoài ra, ngư dân được giúp đỡ thu mua, tạm trữ hải sản, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, cho vay hỗ trợ 100% lãi suất.
Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ tạo việc làm trong nước và ngoài nước theo hợp đồng cho ngư dân được chú trọng. Với hỗ trợ việc làm trong nước, Sở LĐTBXH sẽ cung cấp thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp để lao động trẻ nắm bắt, giới thiệu việc làm trên các tàu cá lớn và tạo điều kiện cho lao động nữ làm nghề thủ công tại nhà. Nhiều hình thức liên kết tạo việc làm cho lao động ở nước ngoài được đề xuất như: cung ứng lao động ngư nghiệp đi đánh bắt cá gần bờ, xa bờ tại Đài Loan thông qua các công ty xuất khẩu lao động, tuyển dụng lao động đi làm việc tại Thái Lan theo nghề ngư nghiệp mà Việt Nam đã ký kết, làm việc tại Hàn Quốc theo chương EPS nghề nuôi trồng thủy sản và đánh bắt cá gần bờ.
Các chính sách hỗ trợ việc làm
Chính phủ nhanh chóng thực hiện các chính sách đồng bộ, đầy đủ và kịp thời góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho những lao động và cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trực tiếp lĩnh vực khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy sản, nghề muối và du lịch và gia đình.
♠ Để có thể Tìm Việc nhanh chóng nhất, hãy tìm thông tin ở Mang Viec Lam để giành lấy cho mình một cơ hội!
Bên cạnh việc áp dụng chính sách hỗ trợ nghề, các chính sách hỗ trợ tạo việc làm trong nước được chú trọng. Trong đó, đối với người lao động tham gia hoạt động khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy sản, nghề muối có nhu cầu tiếp tục bám biển sẽ được hỗ trợ với lãi suất ưu đãi để đầu tư mua các loại tàu thuyền công suất lớn đánh bắt xa bờ; nâng cao chất lượng và dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy hải sản…
Ngư dân Hà Tĩnh phải vớt sắt vụn từ đáy biển để mưu sinh.
Ngoài ra, người lao động có nhu cầu chuyển đổi việc làm sẽ hưởng tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp nhận lao động vào làm việc (hỗ trợ 100% chi phí đào tạo và chi trả bảo hiểm) và được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (bổ sung nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm cho 4 tỉnh và ưu tiên cho người lao động vay vốn).
Người lao động còn được hưởng chính sách làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ban đầu, người lao động được hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài theo từng đối tượng cụ thể và được vay vốn 100% tại tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Đặc biệt, ngư dân sẽ được ưu tiên làm việc tại các thị trường đang có nhu cầu tuyển dụng lao động khai thác, đánh bắt thủy hải sản như Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc…
Bộ LĐTBXH phối hợp với các địa phương tổ chức điều tra, rà soát, phân loại đối tượng để lập kế hoạch hỗ trợ; nâng cao năng lực xử lý thông tin phục vụ yêu cầu chỉ đạo, quản lý thực hiện đề án. Bên cạnh đó, phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước để người dân hiểu.
Đối tượng được hưởng hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm: Người lao động, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy sản, nghề muối và du lịch và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường tại 04 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Phạm vi thực hiện: 104 xã bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường thuộc 04 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Liên quan:
♠ Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Trả lời