“Bật mí” những nguy cơ tiềm ẩn hỏa hoạn thường gặp và cách phòng tránh.
Lửa là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Hiện nay có một số trường hợp lửa đang bị điện, khí thay thế như bếp điện từ, bình điện… nhưng rõ ràng việc sử dụng lửa vẫn rất cần trong các việc như hút thuốc, chiếu sáng, diệt côn trùng, dùng lửa trong các hoạt động tôn giáo…
» Xem thêm: Những bí kíp để phòng tránh và thoát hiểm khỏi trạm xăng đang cháy.
Do sinh hoạt dùng lửa không cẩn thận rất dễ gây ra hoả hoạn, để lại những tổn thất to lớn cho người dân, ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường và trật tự xã hội của mọi người. Do đó, tăng cường quản lý dùng lửa khi sinh hoạt là rất cần thiết.
1. Tiềm ẩn hoả hoạn do hút thuốc
Đầu thuốc đang cháy có thể gây ra cháy ở rất nhiều vật chất. Bởi vì nhiệt độ bề mặt của đầu thuốc là 200 đến 300°C, nhiệt độ ở trung tâm đạt tới 700 đến 800°C, đủ để đốt cháy các vật chất như vải, giấy…, càng dễ gây ra cháy các nguyên liệu cháy thể khí.
Những trường hợp dưới đây sẽ cực kỳ nguy hiểm khi hút thuốc:
– Hút thuốc ở những nơi có thể khí, dễ cháy bốc hơi hoặc các vật có thể cháy, có thể làm cho thể khí bốc cháy, đốm lửa đầu thuốc rơi vào trong vật có thể cháy làm cháy nổ, như trạm xăng là ví dụ điển hình.
– Vứt đầu thuốc lung tung hoặc cầm thuốc trong lúc tìm vật gì đó sơ ý làm bốc cháy.
– Nằm trên giường hút thuốc hoặc say rượu hút thuốc, đầu thuốc sẽ dễ dàng tiếp xúc với vật có thể cháy gây cháy ở xung quanh.
Biện pháp phòng lửa như sau:
– Cấm hút thuốc nơi dễ cháy, dễ nổ, những kho vật tư và ở những nơi cấm hút thuốc.
– Cấm hút thuốc khi đang sửa ô tô và rửa các linh kiện cơ khí. Khi hút thuốc phải tới những nơi an toàn, đầu thuốc chưa hút xong không được mang vào xưởng làm việc.
– Sửa chữa những thói quen hút thuốc không tốt, như không được phép nằm trên giường hoặc trên sofa hút thuốc, không được phép hút thuốc khi làm việc và tìm đồ, không được phép vứt đầu thuốc, đầu que diêm đang cháy, tàn thuốc bừa bãi.
– Cấm hút thuốc trong phòng hay bên ngoài khi trời gió to, không được phép mang các loại lửa như diêm, bật lửa vào rừng.
2. Tiềm ẩn hoả hoạn ở đèn thắp sáng
– Khi sử đụng đèn điện thắp sáng, nhiệt độ bề mặt của đèn tăng rất cao, vỏ thuỷ tinh tiếp nhiệt không đều dẫn tối nổ, những mảnh thuỷ tinh vỡ hoặc sợi đốt của đèn rơi vào các vật có thể cháy sẽ cháy.
– Chập, điện ở đèn thắp sáng cũng có thể gây ra hoả hoạn.
– Khi sử dụng đuốc chiếu sáng, khói đuốc tiếp xúc gần với các vật có thể cháy, rồi đèn dầu , nến… bị lật đổ, soi đuốc để đổ dầu vào đèn, nến thắp để trên vật có thể cháy, dùng lửa chỉ đường hoặc tìm đồ mất… làm cháy những vật dễ cháy gần đó sẽ gây hỏa hoạn.
Biện pháp phòng hoả hoạn như sau:
– Sử dụng đèn điện thắp sáng phải bảo đảm một khoảng cách an toàn nhất định với các vật có thể cháy, không được dùng giấy hoặc vải bọc đèn. Đèn phải cách mặt đất ít nhất 2m, bên dưới không được để đồ dễ cháy. Đường dây điện sử dụng phải thích hợp với bóng đèn, không được tuỳ tiện thay đèn công suất cao. ở những nơi đèn dễ bị vấp đổ phải làm lưới bảo vệ bằng kim loại hoặc các lưới chụp khác. Chấn lưu mà đèn sử dụng không được lắp trực tiếp lên vật liệu có thể cháy, phải đệm cách bằng vật liệu không cháy.
– Khi sử dụng đuốc soi sáng không được dựa vào gần vật cố thể cháy, tốt nhất đặt trong chân đế làm từ vật liệu không cháy, chân đế nến cũng vậy. Sử dụng đèn dầu phải có chao đèn bằng thuỷ tinh, đồng thời thường xuyên lau sạch dầy dây ra thân đèn và chao đèn, khi đổ thêm dầu vào đèn phải tắt lửa trước đã.
3. Tiềm ẩn hoả hoạn khi trẻ nhỏ chơi với lửa
– Trẻ nhỏ thích chơi lửa, thường ở độ tuổi từ 5 đến 12 tuổi, chủ yếu thể hiện ở trò chơi bắt chước người lớn nấu cơm, ở dưới giường hoặc ở một góc âm thầm nào đó bật diêm bắt chước người lớn hút thuốc, quay, nướng thức ăn trong lò, tùy ý đốt giấy bỏ đi, chơi diêm, bật lửa vằ tắt bật bếp cháy bằng nhiên liệu khí hoá lỏng, đốt lửa sưởi ấm ở bên ngoài, đốt pháo bông gần vật có thể cháy, thậm chí có thể đốt lửa nghịch ở những nơi nguy hiểm, kho hàng… Tất cả những hành vi này đều rất dễ dẫn đến hoả hoạn.
Biện pháp để phòng như sau:
– Các bậc phụ huynh phải tăng cường quản lý giáo dục đối với trẻ nhỏ, để chúng ý thức được tính nguy hiểm khi chơi với lửa, không được nghịch lửa.
– Để diêm và bật lửa ở những chỗ xa tầm tay của trẻ nhỏ, bếp ga trong nhà không cho phép để trẻ nhỏ tuỳ ý bật. Phải cấm hành vi bắt chước người lớn hút thuốc của trẻ nhỏ.
– Không cho phép trẻ nhỏ nghịch lửa bên cạnh đồng cỏ khô hoặc chơi ngoài trời
– Khi phụ huynh đi vắng không được để trẻ nhỏ một mình trong nhà hoặc nhốt trong phòng, phải gửi người trông coi chăm sóc.
– Thầy cô giáo ở nhà trẻ, trường học phải giáo dục phòng hoả hoạn đối vối thiếu niên, nhi đồng, dạy kiến thức phòng hoả hoạn, để trẻ nhỏ có thể có được quan niệm phòng hoả hoạn từ bé. Còn có thể tổ chức cho thiếu niên nhi đồng tham quan đội phòng cháy chữa cháy biểu diễn, xem các bộ phim giáo dục phòng hoả hoạn để việc giáo dục phòng hoả hoạn được cụ thể hơn.
4. Phải làm gì khi phòng hoả hoạn vào mùa hè?
Mùa hè thường xảy ra nhiều hoả hoạn, không khí hanh khô, thường xuyên mưa có sấm sét, đế phòng hoả hoạn có hiệu quả, chúng ta phải:
– Kiểm tra đường dây điện: mùa hè dùng điện nhiều, không cẩn thận một chút rất dễ gây ra hoả hoạn. Đặc biệt là mấy năm gần đây, ti vi, tủ lạnh, điều hoà không khí, lò vi sóng được sử dụng rất phổ biến trong các gia đình.
– Những đường dây điện sử dụng lâu sẽ lão hoá, phụ tải tăng rất dễ gây ra ho hỏa hoạn. Do đó nếu đường dây điện nhà bạn đã mắc khá lâu, bạn nên kiểm tra một lượt các đường dây đó. Nếu phát hiện có hiện tượng đường dây bị cũ, phải kịp thời thay ngay, vượt phụ tải phải báo ngay với cơ quan điện lực. Ngoài ra bố trí đường điện phải gọn gàng không nên kéo, cắm, nối lung tung.
– Chú ý sử dụng các loại bếp.
– Nghiêm cấm trẻ nhỏ nghịch lửa
– Các toà nhà phải chú ý tới hệ thống phòng sét
– Chú ý cháy ô tô: ô tô phải thường xuyên kiểm tra đường điện và đường xăng, phát hiện có vấn đề phải lập tức sửa chữa, bảo dưỡng, không được sử dụng khi ô tô có bệnh.
– Chú ý khi cất giữ các chất hóa học dễ cháy, dễ nổ.
» Xem thêm: Làm sao để “thoát khỏi cửa tử” khi khách sạn bị cháy?
Trả lời