“Bí kíp” đánh giá sơ lược tình trạng nạn nhân khi họ đang trong tình huống nguy hiểm.
Cuộn dây thoát hiểm Hàn Quốc – Doo Sung, siêu an toàn (42m) – CDTH06-42
Với một nạn nhân bạn vừa mới phát hiện trên đường, bạn chắc chắn muốn giúp họ đúng không? Tuy nhiên, không chỉ đơn giản là bạn có thể “lao” vào giúp người ấy mà phải biết rõ mình cần phải làm gì để không làm tổn hại đến họ.
Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn trình tự các bước giúp đỡ nạn nhân để không phải “làm ơn mắc oán” và cũng đảm bảo an toàn cho bản thân mình. Cùng xem nhé!
1.Đánh giá tình huống
Dù nóng lòng giúp đỡ, nếu để bản thân cũng bị thương, bạn sẽ chẳng giúp ích được gì. Trước khi tiếp cận người bị nạn, hãy chắc rằng không có nguy hiểm nào, chẳng hạn như xe cộ, công trình dễ sụp đổ, dây điện bị sa xuống, nước chảy xiết, tình huống bạo lực, cháy nổ hay khí độc hại ở khu vực đó.
Tiếp cận nạn nhân khi an toàn được đảm bảo, có thể bạn sẽ cần đến là mặc bất kỳ thiết bị bảo hộ cá nhân hiện có nào, chẳng hạn như găng tay, nhằm tránh lây nhiễm qua đường máu từ người bị nạn.
2.Đạt được sự chấp thuận
Trước khi tiến hành sơ cứu, bạn phải cố đạt được sự đồng thuận của người bị thương – lời nói hoặc cử chỉ. Bạn nên cho họ biết mình là ai, đã được đào tạo đến mức nào và sau đó, hỏi liệu bạn có thể sơ cứu cho họ hay không.
Cuộn dây thoát hiểm Hàn Quốc – Doo Sung, siêu an toàn (18m) – CDTH06-18
3.Đánh giá các chức năng thiết yếu
Đó là nguyên tắc ABC: A – đường thở (airway), B – hơi thở (breathing) và C – tuần hoàn (circulation). Đặt nạn nhân nằm ngữa và cúi sát đầu, cổ nạn nhân để có thể đánh giá tốt hơn.
4.Kiểm tra đường thở
Nếu người đó bất tỉnh và không có nguy cơ chấn thương cổ hay cột sống, đặt một tay lên trán và tay kia dưới cằm người bị nạn. Nhẹ nhàng đẩy trán bằng một tay và nâng cằm lên trên bằng tay còn lại để mở đường thở. Đảm bảo luôn duy trì tình trạng mở ở đường thở của người bị nạn, kiểm tra liệu có bất kỳ cản trở nào trong miệng của họ hay không.
5.Kiểm tra hơi thở
Quan sát sự nâng lên ở vùng ngực, lắng nghe tiếng khí ra, vào phổi, cảm nhận hơi thở bằng cách đưa mặt lại gần, ngay trên miệng nạn nhân.
6.Kiểm tra tuần hoàn
Một khi đã kiểm tra hơi thở, hãy quan sát, tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu chảy máu nghiêm trọng nào. Khi biết nạn nhân còn thở, bạn có thể chuyển sang xử lý các vết thương hở bằng cách ép chặt và nâng vùng bị thương lên cao hơn vị trí của tim. Phần 3 sẽ trình bày chi tiết hơn về vấn đề này
7.Gọi giúp đỡ
Một khi tình trạng của người bị nạn đã được ổn định, hãy nhanh chóng gọi Dịch vụ Khẩn cấp nhờ giúp đỡ. Nếu nạn nhân vẫn đang chảy máu, hãy yêu cầu ai khác gọi cấp cứu trong lúc bạn giúp đỡ họ.
Trả lời