Các chính phủ trở thành nỗi lo của nền kinh tế thế giới
Một điều không kém phần quan trọng nữa là những công việc cụ thể để kích thích tăng trưởng kinh tế trong trung hạn. Để tránh rơi vào tình trạng nợ công cao ngút trời và đà tăng trưởng kinh tế giảm, các nước giàu phải khuyến khích đầu tư, cổ vũ hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự cạnh tranh. Muốn làm được những việc đó các chính phủ phải cho các doanh nghiệp tự do giao thương, giảm chi tiêu công chứ không nên tăng thuế hay áp đặt các quy định tài chính mới.
Năm ngoái hàng loạt ngân hàng nguy khốn, còn năm nay đến lượt nhiều quốc gia lao đao. Khủng hoảng tài chính tưởng đã lắng xuống cuối năm 2009, nay đột ngột bùng lên và đe dọa quyền tự quyết của nhiều nước.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đang cố gắng ngăn chặn thảm họa tài chính lớn nhất trong lịch sử 11 năm của đồng euro. Trong tuần này, mọi con mắt đổ dồn vào Hy Lạp – nơi mà khoản nợ công có thể lên tới mức 150% trong năm 2010. Nếu Hy Lạp vỡ nợ, đây sẽ là thành viên đầu tiên của EU rơi vào cảnh này. Các thị trường trái phiếu đang tỏ ra lo ngại về khả năng trả nợ công của Tây Ban Nha, Ireland và Bồ Đào Nha.
- Việc Làm 24h sẽ là kho tàng Việc Làm dành cho bạn. Tại đây, các thông tin Tuyển Dụng sẽ được upload và cập nhật liên tục, sẽ hỗ trợ hiệu quả cho bạn có thể tìm được việc một cách nhanh chóng.
Người dân Hy Lạp đụng độ với cảnh sát trong một cuộc biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ tại thủ đô Athens vào ngày 5/3. Chính phủ Hy Lạp buộc phải giảm chi tiêu do tỷ lệ thâm hụt ngân sách đã chiếm tới 12,7% GDP. Ảnh: Reuters. |
Những khó khăn của châu Âu khiến các nhà đầu tư lo lắng, nhưng đó không phải là thách thức duy nhất. Sự thay đổi chính sách trên khắp thế giới cũng khiến nhiều nhà đầu tư thấp thỏm. Chính phủ Trung Quốc bắt đầu siết chặt hoạt động cho vay tín dụng từ tháng trước do lo ngại về nguy cơ lạm phát và bong bóng bất động sản. Ngân hàng Trung ương Ấn Độ vừa nâng mức dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại trong khi kế hoạch kích cầu của Brazil bị hủy bỏ. Ngân hàng trung ương của các nước giàu đang dần từ bỏ các biện pháp khẩn cấp nhằm tăng tính thanh khoản mà họ từng áp dụng trong giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính. Việc in tiền để mua các chứng khoán dài hạn cũng chấm dứt hoặc hoãn.
Tất cả những yếu tố trên khiến các thị trường chứng khoán giảm mạnh, giá hàng hóa tụt dốc và sự bất ổn tăng lên. Chỉ cố giá chứng khoán toàn cầu MSCI World giảm gần 10% sau khi tăng tới đỉnh vào ngày 14/1. Sự lạc quan về khả năng phục hồi hình chữ V bị thay thế bởi nỗi bi quan một cuộc suy thoái kép. Dư luận lo ngại các nhà hoạch định chính sách sẽ chấm dứt các giải pháp tài khóa và tiền tệ quá sớm do bị ép buộc hoặc lựa chọn sai.
Bức tranh kinh tế toàn cầu ngày càng phân hóa rõ rệt. Những nền kinh tế mới nổi đang tăng trưởng tốt nhờ cầu nội địa mạnh và quỹ dự trữ ngoại tệ lớn. Những quốc gia như Ấn Độ và Brazil hầu như đã bỏ suy thoái lại phía sau. Sau một thời gian dài khuyến khích mạnh mẽ hoạt động cho vay, rất có thể giới chức Trung Quốc sẽ thắt chặt chính sách này. Tuy nhiên, có rất ít dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ thắt chặt quá nhanh.
Nhưng mảng màu ở phía những nước giàu lại khá u tối. Có rất ít dấu hiệu cho thấy cầu nội địa tăng. Các chỉ số GDP của Mỹ đang khiến giới chuyên gia bối rối. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang cắt giảm việc làm (dù ở tốc độ thấp hơn trước kia), thị trường nhà chưa ổn định, có rất nhiều người tiêu dùng Mỹ vẫn sẽ giữ chặt hầu bao như trước kia. Trong tình cảnh như thế, đương nhiên các công ty cũng sẽ không quá mạo hiểm trong việc đầu tư. Tại châu Âu và Nhật Bản, tình hình còn đáng lo ngại hơn. Mặc dù hoạt động xuất khẩu đã phục hồi, Nhật Bản vừa quay trở lại tình trạng giảm phát. Trong khu vực sử dụng đồng euro, quá trình phục hồi đã ngừng trước khi thâm hụt ngân sách của Hy Lạp trở nên trầm trọng. Cầu nội địa ở nhiều nước – trong đó có Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu – đã chững lại.
Sự khác biệt giữa các nước giàu và các quốc gia mới nổi được phản ánh trong các chính sách kinh tế vĩ mô. Các nền kinh tế đang lên có thể, và nên nới lỏng các biện pháp kích thích kinh tế và tăng lãi suất trước khi lạm phát trở nên trầm trọng. Nhưng đối với các nước giàu thì vẫn còn quá sớm để thắt chặt các chính sách tiền tệ. Nền kinh tế Mỹ từng quay trở lại suy thoái vào năm 1937 do chính phủ tăng thuế và thắt chặt các chính sách tiền tệ quá sớm. Điều tương tự cũng xảy ra với Nhật Bản trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Vì thế, chẳng làm gì cả có khi lại tốt hơn là hành động quá sớm. Bài học đúng đắn mà các nước có thể rút ra từ cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là: Trong nhiều trường hợp thâm hụt ngân sách không phải vấn đề nguy hiểm nhất. Điều quan trọng là các chính phủ cần kiểm soát mức thâm hụt và thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế trong trung hạn để có thể nới lỏng các chính sách tiền tệ nghiêm ngặt vào một thời điểm thích hợp.
- Để tìm được Việc Làm Nhanh chóng, rất nhiều người khá hấp tấp tìm kiếm trên những trang web không rõ ràng, dẫn đến việc bị lừa đảo. Nhưng với website tìm Viec Lam của chúng tôi, chúng tôi sẽ đảm bảo cho bạn về tính trung thực và chất lượng của từng thông tin.
Phần lớn nước giàu mới chỉ tiếp thu được một nửa bài học từ Hy Lạp. Trong cuộc họp vào ngày 6/2, các bộ trưởng Tài chính của nhóm G7 đều nhất trí rằng các nước chưa nên bãi bỏ các giải pháp kích thích kinh tế. Nhưng chưa có bất kỳ nước giàu nào vạch ra kế hoạch tài khóa trung hạn hợp lý và đáng tin. Các cải cách – như tăng tuổi nghỉ hưu – cần được ưu tiên hàng đầu bởi chúng sẽ giảm áp lực đối với ngân sách nhà nước đồng thời không kìm hãm cầu nội địa. Pháp đang đi đúng hướng bằng chủ trương cải cách hệ thống lương hưu.
Một điều không kém phần quan trọng nữa là những công việc cụ thể để kích thích tăng trưởng kinh tế trong trung hạn. Để tránh rơi vào tình trạng nợ công cao ngút trời và đà tăng trưởng kinh tế giảm, các nước giàu phải khuyến khích đầu tư, cổ vũ hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự cạnh tranh. Muốn làm được những việc đó các chính phủ phải cho các doanh nghiệp tự do giao thương, giảm chi tiêu công chứ không nên tăng thuế hay áp đặt các quy định tài chính mới.
Dư luận thế giới ngày nay rất lo ngại về một thứ gọi là “rủi ro chính sách”. Chẳng doanh nghiệp, ngân hàng hay cá nhân nào có thể biết chính phủ sẽ ra chính sách gì. Chính phủ càng cố gắng giảm thiểu rủi ro chính sách thì tốc độ phục hồi của nền kinh tế sẽ càng nhanh.
Hãy xem thêm những công việc đang ứng tuyển sau đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Trả lời