“Cấp cứu” khi đụng “thứ dữ” của công ty
Theo các nhà tâm lý, phụ nữ thường bộc lộ cảm xúc rất tự nhiên, nên khi có ai đó làm sai hay đối xử với họ không công bằng, họ dễ dàng cảm thấy bị tổn thương và giận dữ. Họ có xu hướng thể hiện sự bực tức, chia sẻ cảm giác thất vọng với người gần gũi với mình nhiều hơn nam giới. Và việc thiếu kiềm chế này đôi khi dẫn đến những tình huống trớ trêu mà TGGĐ đã ghi nhận vài tình huống thực tế.
Theo các nhà tâm lý, phụ nữ thường bộc lộ cảm xúc rất tự nhiên, nên khi có ai đó làm sai hay đối xử với họ không công bằng, họ dễ dàng cảm thấy bị tổn thương và giận dữ. Họ có xu hướng thể hiện sự bực tức, chia sẻ cảm giác thất vọng với người gần gũi với mình nhiều hơn nam giới. Và việc thiếu kiềm chế này đôi khi dẫn đến những tình huống trớ trêu mà TGGĐ đã ghi nhận vài tình huống thực tế.
1. Bạn Minh Thu, 23 tuổi, Q. 8 kể: “Tôi có tật hễ nói xấu ai là bật nick yahoo, điện thoại nhắn tin cho… đối tượng mình muốn nói xấu. Có lần, tôi tá hoả khi biết đoạn chat đáng ra đang nói với bạn đồng nghiệp cũ thì lại nằm gọn lỏn trong khung chat với sếp.
♠ Liệu bạn có phải là Ứng Viên hoặc Nguoi Tim Viec mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm? Cập nhật những thông tin Tìm Việc Làm nhanh nhất để nắm bắt cơ hội!
Cũng may, tôi chỉ nói mấy câu đại loại về chuyện công ty đang hết tiền, nợ lương nhân viên gần 2 tháng mà chưa thấy động tĩnh gì, làm cách nào để đòi nợ sếp… Khi sếp lướt ngang mặt tôi và bảo: ”Em vừa mới nói gì anh đó?”, tôi chỉ biết nở một nụ cười yếu ớt kèm một cảm giác ái ngại không biết giấu mặt đi đâu. Cũng may, lần đó sếp đã không để tâm.
2.Ngọc Hà, 24 tuổi, Q.4, thì bị một phen suýt mất việc cũng vì tội “bêu xấu” sếp. Nhân sự vụ sếp bị thầy hướng dẫn làm luận văn thạc sĩ gọi điện thoại mắng một trận vì việc sai chính tả, cô lên một diễn đàn “chém gió”: “Người gì chỉ giỏi cái nước khoái nghe người khác nịnh nọt, còn lại phải nói là cực dốt. Ai đời làm luận văn thạc sĩ mà mấy đứa tụi này suốt ngày phải đọc để sửa lỗi chính tả, lỗi chấm câu. Đến đợt bảo vệ luận văn, chỉ có mấy đứa nhãi nhép ngồi dưới mà ổng run hơn cả cầy sấy”. Cô không ngờ sếp bằng cách nào đó biết hết những dòng ám chỉ của cô và mời “thủ phạm” lên làm kiểm điểm, giải thích lý do và tạm tha.
Tuyệt chiêu “hạ hỏa” sếp
Tuỳ vào tính cách, thái độ của sếp, đồng thời đánh giá lại lợi – hại của những điều mình đã lỡ nói xấu sếp mà bạn nên có cách ứng xử cho phù hợp.
Nếu sếp lơ đi và thái độ đối xử với bạn không thay đổi mấy
* Có thể lời nói của bạn không quá nghiêm trọng, sếp cũng thấy có phần sự thật trong đó (như trong tình huống sếp nợ lương của bạn Minh Thu)
* Bạn nên giữ thái độ vui vẻ, chân thành với sếp và hạn chế ngay việc chat trong giờ làm để sếp thấy bạn có ý thức hối lỗi.
Nếu thái độ của sếp đối với bạn thay đổi, ít giao tiếp
* Có thể sếp đang mất lòng tin ở bạn ‰. Nếu vị trí của bạn trong công ty vẫn cần thiết, sếp vẫn giao việc cho bạn, bạn thấy mình cũng đã “thổi phồng” sự việc khi nói xấu sếp
* Bằng thái độ chân thành, bạn có thể xin lỗi sếp và làm việc chăm chỉ hơn để “ghi điểm” lại với sếp
♠ Nếu bạn là một nhà tuyển dụng thì những thông tin về những Người Tìm Việc, Người Tìm Việc 24h sẽ giúp bạn tìm cho mình những viên ngọc sáng giá!
Nếu sếp phản ứng gay gắt, đề nghị gặp riêng bạn
* Có thể lời nói của bạn thực sự nặng nề, làm sếp thấy tổn thương
* Có thể sếp yêu cầu bạn giải thích lý do
* Bạn có thể đang quá bức xúc vấn đề nào đó nhưng vẫn muốn gắn bó với công ty, bạn hãy trình bày lý do rõ ràng với sếp, xem đây là cơ hội giải tỏa những gút mắc, bằng thái độ trung thực, thiện chí
* Có thể sếp sẽ tha thứ cho bạn.
* Tình huống xấu nhất là bạn có thể bị cho thôi việc
* Bạn phải chấp nhận kết quả cuối cùng này, vì dù sao nó cũng xuất phát từ lỗi của bạn.
♦ Nhân Sự
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Trả lời