Cố gắng nhớ những cách sơ cứu cơ bản dưới đây để đời vẫn đẹp dù gặp phải tai nạn éo le.
Mặt nạ thoát hiểm phòng chống khói khí độc siêu bền, siêu an toàn - ES004
Trong một vài trường hợp, sơ cứu kịp thời sẽ giúp cho nạn nhân vượt qua cơn bi kịch. Tuy nhiên, nếu bạn làm theo những thói quen, nghe từ lời đồn thì có thể đó là những cách sơ cứu sai.
» Xem thêm: “Trọn bộ” kỹ năng sơ cứu cơ bản nhằm “đoạt lại” mạng trẻ trong những tình huống nguy cấp.
Vậy, cách sơ cứu như thế nào để đúng với y học, hiệu quả và cứu được tính mạng người bị nạn?
Khi người ta bị sốt, không dùng rượu hoặc giấm
Nếu dùng rượu và giấm đánh gió cho người đang sốt, tính axit trong giấm và tính độc của rượu có thể kết hợp với nhau làm cho cơ thể họ nóng hơn, sốt cao hơn, nhất là đối với trẻ em.
Thay vì dùng 2 thứ này, hãy cho người bệnh uống nhiều nước, hoặc có thể uống nước cam và nằm trong phòng có nhiệt độ mát để cân bằng nhiệt độ của cơ thể.
Không nâng đầu của người đang bất tỉnh dậy
Tuyệt đối không được nâng đầu hay tạt nước vào người bất tỉnh. Lúc này, hãy nâng chân của họ lên, nới lỏng trang phục trên người họ. Khi họ tỉnh, đừng để họ ngồi dậy quá sớm.
Thang dây thoát hiểm nhà cao tầng SIÊU CHỊU LỰC (10m) - TDTH03-10
Khi ấy, hãy cho họ uống chút nước, nhưng tuyệt đối không phải cà phê hay nước tăng lực vì sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng mất nước.
Không nắn xương khớp khi bị trệch
Việc tự nắn xương có thể khiến vết thương có khả năng trở nặng hơn. Hãy giữ nguyên bộ phận bị thương, băng hoặc cố định lại sau đó đưa đến bệnh viện gần nhất nhé.
Không chườm nóng vào vết thương đang bong gân
Chườm nóng sẽ tốt trong một vài trường hợp nhưng lại không hề tốt với bong gân đâu nhé. Nó sẽ khiến cho vết thương sưng to hơn đấy.
Cách làm đúng là dùng túi chườm lạnh. Hơi lạnh có tác dụng giảm viêm sưng và còn mất đi cảm giác đau đấy.
Không móc họng ói khi bị ngộ độc
Khi bị ngộ độc, ta thường móc họng để ói cho hết những chất độc trong người. Tuy nhiên, việc làm này đặc biệt bị nghiêm cấm nếu bạn bị nhiễm độc axit, kiềm hay những chất nguy hiểm khác.
Với trường hợp này, hãy đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, song song đó, nếu nạn nhân vẫn còn trạng thái nôn, hãy cho họ uống thật nhiều nước, tránh đồ uống có gas hoặc sữa.
Không rút dị vật găm ở vết thương
Với những vết thương nhỏ như xóc dằm, mảnh thủy tinh nhỏ ghim vào tay ta có thể tự lấy ra nhưng đối với vết thương nghiêm trọng hơn, tuyệt đối không được tự ý rút dị vật ra bởi lúc đó sẽ bị mất máu nhiều, dẫn đến tử vong.
Không bôi thuốc mỡ vào vết thương hở
Vết thương hở sẽ lành nhanh trong môi trường thoáng. Bôi thuốc mỡ lung tung không những không làm lành vết thương mà còn gây ra những tác dụng phụ không muốn.
Cách tốt nhất là rửa vết thương bằng xà phòng, sau đó băng lại.
» Xem thêm: Thoát chết “trong gang tấc” với những kỹ năng sơ cứu cơ bản mà không phải ai cũng biết.
Trả lời