Học hỏi “bí kíp” đi thang máy an toàn, áp dụng được cho mọi lứa tuổi.
Thang dây thoát hiểm nhà cao tầng SIÊU CHỊU LỰC (5m) - TDTH03-5
Hãy xem những bí kíp dưới đây, bạn sẽ hiểu hơn về cơ chế hoạt động cả thang cuốn cũng như cách bạn di chuyển như thế nào cho an toàn.
Nguyên lý và cấu tạo
Về hình thức, thang cuốn cũng giống như cầu thang bình thường. Chỉ khác là bên trong nó có đặt dây xích, ròng rọc nhỏ và đường ray, nhằm giữ cho các bậc thang chuyển động (lên hoặc xuống) theo hướng nghiêng của mặt phẳng.
Nguyên lý hoạt động của thang cuốn
Thang dây thoát hiểm nhà cao tầng SIÊU CHỊU LỰC (15m) - TDTH03-15
Bí kíp đi thang cuốn an toàn
Khi chuẩn bị bước vào thang cuốn: quan sát đèn hiển thị chiều chuyển động được gắn ở hai đầu thang để đi vào đúng lối vào của thang
Hướng mặt ra trước và bám tay vào tay vịn trước khi bước chân lên bậc thang đang chuyển động. Khi bước vào, chú ý khoảng cách giữa 2 bậc, không được bước vào vạch kẻ ngang vì đó là đường gấp tạo thành 2 bậc
Trong khi đứng trên bậc thang: Ta nên đứng cả hai chân lên cùng một bậc, không được đứng ở hai bậc khác nhau
Khi đứng, không được đứng sát mép thang, tránh trường hợp bị mắc giày, dép vào cạnh thang, gây nguy hiểm đến cơ thể bạn
Không được phép chạy, nhảy, trêu đùa nhau hay ngồi trên tay vịn của thang. Lưu ý đứng ở tay phải của thang để không làm cản trở đến người khác
Nếu có trẻ em theo thì người lớn nên cần tay và đặt trẻ vào khoảng giữa của bậc thang cuốn. Trẻ dưới 6 tuổi nên được bế cho an toàn
Nếu mặc quần áo hay váy xòe thì nên chú ý trang phục, rất nhiều trường hợp gặp tai nạn thang máy vì mắc kẹt quần áo
Khi vướng quần áo vào thang, cần nhanh tay cởi bỏ phần quần áo đó ra khỏi người, không nên cố gỡ ra khỏi thang
Sử dụng tay vịn đúng cách, không được tựa lưng vào tay vịn hay quay ngang người, quay người lại phía sau để tránh trường hợp bị mất thăng bằng
Tuyệt đối không được mang theo xe nôi, hàng nặng hoặc cồng kềnh lên thang cuốn để đảm bảo sự an toàn của mình và cho mọi người xung quanh
Tips: Có một số vị trí được xem là nguy hiểm trên thang cuốn. Khi chuẩn bị bước lên hoặc xuống thang, bạn nên chọn vị trí gần sàn nhà hay ngay sát mép băng chuyền (vị trí 1) để tiếp đất và tránh bước trên khu vực chân tay vịn (vị trí 2) vì cấu tạo phía dưới của nó là rỗng, nếu chịu lực mạnh, vị trí này sẽ sập và sẽ gây ra tai nạn. Sau khi tiếp đất ở vị trí 1, bạn nên bước 1 bước dài và đặt chân vào vị trí 3 để đảm bảo an toàn
» Xem thêm: Những tư thế đứng, nằm dưới đây sẽ giúp bạn sống sót 100% khi thang máy rơi tự do
Trả lời