Những điều cần làm để thoát khỏi 90 phút “tử thần” khi bị rắn cắn.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia ý tế, thời tiết ẩm thấp, mưa giông kéo dài, loài rắn sẽ tìm đến những nơi khô ráo để ẩn nấp. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người dân bị rắn cắn, đặc biệt là các em nhỏ.
» Xem thêm: Những việc nên làm để ngăn ngừa bị rắn cắn. Tôi đã thử và thành công, còn bạn thì sao?
Nếu nạn nhân bị rắn độc cắn, thời gian bị cắn đến tử vong nhanh nhất khoảng 90 phút, còn các loài rắn khác chậm hơn. Vậy hãy lấy mốc “tử thần” 90 phút, khi bị rắn cắn, dù chưa xác định được có phải rắn độc cắn hay không, bạn cần phải có những hành động nào, hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé!
1.Gọi điện thoại cho dịch vụ khẩn cấp
Hãy gọi điện thoại ngay đến số 112 để liên lạc với dịch vụ y tế khẩn cấp. Yếu tố then chốt để sống sót khi bị rắn độc cắn là tiêm huyết thanh kháng nọc rắn càng sớm càng tốt.
Gọi cho số điện thoại khẩn cấp ngay cả khi bạn không chắc chắn liệu con rắn đã cắn bạn có phải là rắn độc hay không. Không nên chờ cho đến khi các triệu chứng xuất hiện. Nếu đó là rắn độc, nọc độc của nó có thể lây lan khi bạn chờ đợi.
Nếu không liên lạc được, bạn nên nhờ người nào đó chở bạn đến bệnh viện. Không nên tự lái xe. Khi nọc độc phát tán, nó có thể khiến bạn mờ mắt, khó thở, và tê liệt và từ đó gây khó khăn cho việc lái xe.
2.Mô tả về con rắn đã cắn bạn cho tổng đài viên dịch vụ khẩn cấp
Khi bạn gọi điện yêu cầu giúp đỡ, bạn có thể mô tả về con rắn đó cho tổng đài viên. Phương pháp này sẽ giúp họ có thể kịp thời chuẩn bị loại huyết thanh kháng nọc độc phù hợp với tình trạng của bạn, tuy nhiên, nhân viên y tế sẽ phải tiến hành tham khảo ý kiến của chuyên gia Kiểm soát Chất độc để lựa chọn phương pháp chữa trị thích hợp nhất.
3.Giữ bình tĩnh
Bạn nên cố gắng hết sức để giữ bình tĩnh, không động đậy và im lặng trong suốt khoảng thời gian di chuyển đến bệnh viện hoặc chờ đợi xe cấp cứu. Tim bạn đập càng nhanh thì lượng máu càng nhanh chóng lưu thông đến khu vực bị cắn, khiến nọc độc phát tán nhanh hơn
4.Cho phép máu chảy khỏi vết thương
Ban đầu, lượng máu sẽ chảy khá nhiều bởi vì nọc rắn thường có chứa chất chống đông máu. Nếu vết rắn cắn đủ sâu để máu có thể bắn thành tia (ví dụ, vết cắn chạm phải động mạnh chính và bạn đang mất máu khá nhanh), bạn nên nhanh chóng áp một lực vào vết thương.
5.Quan sát triệu chứng của vết cắn
Triệu chứng có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào loài rắn đã cắn bạn, vào mức độ nghiêm trọng của vết cắn, và lượng nọc độc đã được tiêm vào vết thương.
6.Cân nhắc lựa chọn của bạn nếu bạn đang ở khá xa trung tâm y tế
Hiện nay, hầu hết mọi loại điện thoại di động đều có chức năng GPS khiến nhân viên cứu trợ và đội ngũ y tế có thể xác định vị trí bạn ngay cả khi bạn đang đi bộ đường dài tại khu vực xa xôi hẻo lánh, vì vậy, bạn nên gọi điện cho dịch vụ khẩn cấp để bàn luận về phương pháp mà bạn có thể sử dụng. Bạn nên nhớ rằng, biện pháp điều trị hiệu quả nhất chính là huyết thanh kháng nọc độc. Không có nó, vết cắn có thể gây tử vong và gây thương tật vĩnh viễn.
Trả lời