Phương pháp xử lý vết cắt sâu dưới đây không phải ai cũng biết. Hãy là người “thông thái” để tự cứu mình cũng như giúp đỡ mọi người xung quanh nhé bạn!
Vết cắt sâu thường được gây ra bởi các vật sắc nhọn, làm tổn thương da, đó có thể là dao, kéo, góc tường hay kính vỡ… Bất cứ vết thương gây ra từ vật gì thì nó vẫn thường đau đớn, chảy nhiều máu và có thể cần đến cấp cứu nếu mất quá nhiều máu. Nếu bạn hoặc ai đó có vết cắt sâu, bạn cần phải thực hiện ngay những điều dưới đây để có thể giữ được mạng sống cho mình hoặc nạn nhân.
Xem xét vết thương
1.Kiểm tra vết thương
Những dấu hiệu sau của vết thương sẽ giúp cho bạn biết có cần đến chăm sóc ý tế hay không
-Vết thương cần được xử lý sẽ gồm các triệu chứng: đau dữ dội, chảy nhiều máu, có dấu hiệu sốc phản vệ (da lạnh và toát mồ hôi, cảm thấy lạnh hoặc trở nên nhợt nhạt)
-Vết cắt có thể thấy mỡ, bắp thịt hoặc xương
Những vết thương nếu chỉ bị ngoài da thì chúng ta có thể tự chăm sóc tại nhà
2.Sơ cứu vết thương
Nếu bạn cho rằng vết cắt cần được cấp cứu, bạn cần phải thực hiện vài việc trước khi di chuyển. Nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước để rửa sạch bụi bẩn. Tiếp theo, dùng áp lực đè lên vết thương với khăn sạch hoặc băng gạc và tiếp tục giữ đè chặt trong khi di chuyển đến phòng cấp cứu.
3.Không cố làm kín vết thương bằng các dụng cụ có sẵn ở nhà
Nếu mảnh vỡ hay gì đó ghim vào vết thương, bạn càng có thể bị tổn thương nặng hơn khi cố lấy nó ra. Bên cạnh đó, việc may hay dán kín vết thương sẽ gây viêm nhiễm và khiến cho vết thương khó lành hơn.
4.Đảm bảo an toàn khi di chuyển đến bệnh viện
Đừng tự lái xe vì việc này rất nguy hiểm. Nếu xung quanh không có ai và vết thương chảy máu nghiêm trọng, tốt nhất nên gọi cấp cứu.
Xử lý vết cắt không nghiêm trọng
1.Vệ sinh vết thương
Rửa bằng xà phòng và nước ít nhất 5-10 phút. Bất kỳ loại xà phòng nào và nước sạch cũng đều ổn.
Nếu trên vết thương có các vật như thủy tinh, vật thể khác hay bụi bẩn mà không thể lấy ra được, hãy đến bác sĩ.
2.Giữ chặt bằng áp lực để cầm máu
Sau khi làm sạch vết thương, ấn khăn sạch hoặc gạc y tế lên vết thương ít nhất 15 phút. Bạn cũng có thể làm chậm việc mất máu bằng cách giữ vết cắt cao hơn vị trí của tim.
3.Băng bó
Bôi một lớp thuốc mỡ kháng sinh và băng lại bằng băng gạc y tế. Phải giữ vết thương luôn khô thoáng và sạch sẽ bằng cách đổi băng gạc 1 – 2 lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành
4.Theo dõi vết thương
Khi có dấu hiệu nhiễm trùng như cảm giác nóng rát, ửng đỏ xung quanh vết thương, vết thương chảy mủ, đau đớn hoặc bị sốt, hãy đến bác sĩ ngay
Xử lý vết cắt nghiêm trọng
1.Gọi ai đó hoặc gọi cấp cứu
Hãy nhờ ai đó có chuyên môn xem xét càng nhanh càng tốt. Nếu bạn và người bị thương đang ở một mình, hãy cầm máu trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ.
2.Đeo bao tay khi bạn chăm sóc ai đó
Cách ly máu của người bị thương và bạn rất quan trọng. Bao tay y tế sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi sự truyền nhiễm bệnh từ máu của người khác.
3.Kiểm tra sự nghiêm trọng của vết thương và phản ứng của bệnh nhân với vết thương
Bên cạnh đó là kiểm tra hơi thở và tuần hoàn máu. Yêu cầu bệnh nhân nằm xuống hoặc ngồi nếu như có thể để họ nghỉ ngơi và thư giãn.
Nếu vết thương ẩn dưới quần áo, hãy cắt quần áo (nếu cần) để quan sát rõ hơn.
4.Đánh giá độ nguy hiểm của vết thương đến tính mạng
Nếu vết thương ở tay hoặc chân chảy nhiều máu, yêu cầu bệnh nhân giơ cao bộ phận đó lên. Giữ nguyên vị trí đến khi ngưng chảy máu.
Nếu nạn nhân bị sốc phản vệ, hãy giữ ấm cơ thể cho nạn nhân và giúp nạn nhân thư giãn.
5.Băng bó vết cắt
Đặt một miếng gạc y tế sạch lên vết cắt và ấn nhẹ trực tiếp lên đó.
6.Theo dõi hơi thở và tuần hoàn máu của nạn nhân
Trấn an bệnh nhân trong khi chờ người đến giúp đỡ (trong trường hợp nghiêm trọng) hoặc đến khi máu ngưng chảy (trường hợp ít nghiêm trọng hơn). Phải gọi cấp cứu nếu vết cắt nghiêm trọng và/hoặc không ngừng chảy.
7.Tiêm ngừa
Nếu vết cắt sâu hoặc bị nhiễm khuẩn, bạn sẽ cần tiêm ngừa uốn ván.
Nếu bạn gặp phải vết gây ra bởi vật nhiễm bẩn hoặc gỉ sét, thì tiêm mũi nhắc lại là rất quan trọng để tránh viêm nhiễm. Gặp bác sĩ để biết là bạn có cần phải tiêm hay không
Trả lời