Vết thương người cắn còn nguy hiểm hơn gấp trăm lần so với động vật cắn. Làm sao để xử lý khi bị ai đó “cạp”?
Vết cắn của người là một trong những vết thương bị xem nhẹ nhất bởi rất nhiều người sai lầm khi cho rằng chúng không nguy hiểm như vết cắn của động vật. Tuy nhiên, với những loại vi rút và vi khuẩn có trong miệng người, bạn cần phải thật sự nghiêm túc xử lý vết cắn này
Bằng cách đánh giá cẩn thận vết thương, sơ cứu và tham khảo ý kiến bác sỹ, bạn có thể xử lý vết thương do người cắn để ngăn ngừa bất kỳ tác dụng phụ nguy hiểm nào, chẳng hạn như nhiễm trùng. Hãy xem bài viết dưới đây để biết trình tự xử lý vết thương khi chẳng may bị người cắn là gì nhé!
Sơ cứu
1.Tìm hiểu bệnh sử của người cắn
Nếu có thể, hãy hỏi người cắn bạn bệnh sử của họ để biết chắc liệu họ đã được tiêm phòng đầy đủ và không mắc chứng bệnh nghiêm trọng nào, chẳng hạn như viêm gan. Điều đó giúp bạn xác định loại hình điều trị phù hợp cũng như sự cần thiết của khám bác sỹ
2.Đánh giá vết thương
Ngay khi bị người cắn, hãy quan sát vị trí vết cắn. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết thương và cố gắng xác định cách thức xử lý tốt nhất.
3.Cầm máu
Nếu bị chảy máu, ép vết thương bằng khăn hoặc gạc y tế sạch và khô. Đừng thực hiện bất kỳ sơ cứu nào cho đến khi kiểm soát được việc chảy máu để tránh bị mất máu quá nhiều.
Nếu có bất kỳ dị vật gì trong vết thương, chẳng hạn như mảnh răng vỡ, đừng ép quá chặt hay cố lấy vật đó ra.
4.Rửa vết thương
Một khi đã cầm được máu, rửa vết thương bằng nước và xà phòng. Điều này giúp rửa sạch mọi vi khuẩn và có thể giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng.
5.Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vùng bị thương
Kem hay thuốc mỡ kháng sinh sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng. Chúng cũng có thể làm giảm sưng tấy, giảm đau và giúp vết thương mau lành.
6.Băng vết thương bằng gạc y tế sạch
Thay gạc khô, sạch hay tiệt trùng mới khi vết thương không còn chảy máu và đã được rửa sạch. Điều này giúp hạn chế sự tiếp xúc với vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
7.Theo dõi triệu chứng nhiễm trùng
Nếu vết cắn không quá lớn và/hoặc quyết định tự xử lý, quan sát và phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng là rất quan trọng trong việc phòng ngừa nhiều vấn đề y tế nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng huyết
Điều trị y tế
1.Đến gặp bác sỹ
Nếu vết cắn làm rách da hoặc không lành sau khi sơ cứu, hãy đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt (không được quá 24 giờ). Để tối thiểu hóa rủi ro nhiễm trùng hay tổn thương dây thần kinh, có thể bạn sẽ cần đến điều trị chuyên sâu hơn những gì tự làm được được tại nhà
2.Cho phép bác sỹ lấy mọi dị vật có trong vết thương
Nếu có dị vật nào trong vết thương của bạn, chẳng hạn như răng, bác sỹ sẽ loại bỏ chúng, giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng và đôi khi còn giải thoát bạn khỏi cơn đau
3.Nếu vết cắn nằm ở mặt, hãy nhờ bác sỹ thẩm mỹ khâu vết thương
Với vết cắn rõ trên mặt, bác sỹ điều trị nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sỹ thẩm mỹ để sau khi khâu, vết thương phục hồi tốt với ít sẹo nhất.
4.Uống kháng sinh để chống nhiễm trùng
Có thể bác sỹ sẽ kê đơn cho bạn một vài loại kháng sinh khác nhau trong trường hợp vết thương do người cắn. Chúng có thể tối thiểu hóa nguy cơ phát triển của nhiễm trùng.
5.Tiêm phòng uốn ván
Nếu chưa tiêm phòng uốn ván trong vòng năm năm, bác sỹ có thể sẽ chỉ định một mũi nhắc cho bạn. Nó giúp ngăn ngừa sự nhiễm trùng dẫn đến uốn ván, hay chứng khít hàm
6.Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm
Nếu không rõ tiền sử bệnh của người cắn, bác sỹ có thể sẽ kiểm tra sự lây truyền của bệnh truyền nhiễm như HIV và viêm gan B đều đặn. Nó không chỉ giúp xác định mọi nguy cơ nhiễm bệnh mà còn giúp bạn yên tâm
7.Dùng thuốc giảm đau
Việc đau trong vài ngày sau khi bị cắn là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc theo chỉ định của bác sỹ để giảm bớt đau đớn và sưng tấy.
8.Khắc phục tổn thương với phẫu thuật thẩm mỹ
Nếu có một vết cắn cực kỳ nghiêm trọng và dẫn đến mất mô, bác sỹ có thể sẽ đề nghị thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Phẫu thuật này giúp phục hồi làn da về tình trạng ban đầu chỉ với vết sẹo nhỏ.
» Xem thêm: Chó dữ sẽ không còn là nỗi sợ của bạn nếu bạn biết những kỹ năng dưới đây.
Trả lời